Quy trình giám sát thi công nội thất dành cho chủ nhà
Acong.vn _ Sau quá trình thiết kế, việc thuê nhà thầu thi công trọn gói nội thất công trình sẽ giúp chủ nhà/ chủ đầu tư không phải lo việc tìm kiếm, kiểm tra, sắp xếp từng công việc cụ thể, không phải mất công tìm mua vật tư nào ở đâu... nhưng thực sự hầu hết chủ nhà/ chủ đầu tư sẽ vẫn còn bối rối không biết nhà thầu thi công trọn gói đó có làm đúng chất lượng, đẹp như mong muốn, đúng thời gian dự kiến ... không?
Với gần 20 năm kinh nghiệm thi công, chính xác hơn là 20 năm kinh nghiệm giúp cho hàng nghìn khách hàng có được không gian sống tốt đẹp, Kiến Trúc A Cộng trân trọng gửi tới các Quý khách hàng, các gia đình đang chuẩn bị hoàn thiện nhà Quy trình giám sát thi công nội thất dành cho chủ nhà như sau:
1. Bước 1 - Kiểm tra Hồ sơ thiết kế thi công của đơn vị thiết kế cung cấp đã đầy đủ các nội dung:
- Các hình ảnh thiết kế 3D cho các không gian nội thất
- Các bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công, chi tiết cấu tạo thể hiện rõ quy cách, kích thước, vật liệu
- Các hạng mục cần thiết để thi công hoàn thiện: tường, trần, sàn, cửa, vách ngăn, đồ nội thất, chi tiết trang trí, điện, ánh sáng, nước, điều hòa, mạng, camera ....
2. Bước 2 - Lựa chọn, xác nhận vật liệu, báo giá với nhà thầu, cần có:
- Liệt kê các đầu việc thi công có khối lượng kèm theo
- Có mô tả vật liệu, mã sản phẩm, nguồn gốc rõ ràng
- Có đơn giá cho từng đầu việc
3. Bước 3 - Yêu cầu nhà thầu lập bảng tiến độ thi công chi tiết, bao gồm:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc thi công của từng công việc
- Trình tự thực hiện các công việc
- Các mốc thời gian nghiệm thu, thanh toán
4. Bước 4 - Ký hợp đồng thi công với nhà thầu, hoàn thành thủ tục đăng ký thi công với Ban quản lý (nếu có):
- Tạm ứng thi công cho nhà thầu
- Hoàn thành đăng ký theo quy định của ĐV quản lý, chuyển nội quy thi công cho nhà thầu
- Đặt cọc thi công cho ĐV quản lý (nếu đơn vị quản lý yêu cầu)
5. Bước 5 - Theo dõi việc thi công:
- Đối chiếu công việc thực tế với tiến độ thi công, với hồ sơ thiết kế
- Kiểm tra vật tư đầu vào, vật tư, thiết bị chuyển đến công trình
- Chọn lại vật tư, xác nhận nếu có thay đổi trong quá trình thi công
6. Bước 6 - Xem báo cáo thi công định kỳ:
- Yêu cầu nhà thầu báo cáo thực tế định kỳ bằng hình ảnh/ video và văn bản
- Có tương tác thường xuyên, kịp thời với các báo cáo của nhà thầu
7. Bước 7 - Nghiệm thu với nhà thầu theo từng giai đoạn:
- Kiểm, đếm khối lượng đã thực hiện với nhà thầu theo từng giai đoạn, đặc biệt là các hạng mục ngầm tường, âm trần, âm sàn mà sau khi kết thúc thi công không nhìn thấy được
- Tạm ứng thanh toán theo các giai đoạn với nhà thầu
8. Bước 8 - Nghiệm thu tổng thể với nhà thầu, quyết toán hợp đồng:
- Rà soát nội dung công việc nhà thầu đã thực hiện theo nội dung hợp đồng và theo hồ sơ thiết kế
- Tổng hợp các biên bản nghiệm thu theo từng giai đoạn
- Thống nhất quyết toán thi công theo biên bản nghiệm thu thực tế và quyết toán hợp đồng với nhà thầu.
.
Trên là 8 bước chi tiết cho chủ nhà/ chủ đầu tư có thời gian theo dõi và giám sát việc triển khai thi công. Nhưng nếu chủ nhà/ chủ đầu tư không có đủ thời gian thực hiện thì có thể thực hiện 1 trong 2 cách khác như sau:
a, Cách 1 (Ủy quyền)
Thuê thêm một đơn vị tư vấn giám sát độc lập, là đơn vị thay mặt cho mình giám sát việc thi công của các nhà thầu. Đơn vị tư vấn giám sát độc lập cũng sẽ thực hiện theo trình tự trên và chi tiết hơn nữa.
b, Cách 2 (giảm chi tiết 3 bước: 5,6,7)
- Thực hiện 4 bước đầu tiên đầy đủ.
- Bước 5, 6, và phần nghiệm thu của bước 7 thực hiện ngẫu nhiên nếu nhà thầu thi công thể hiện uy tín và cam kết rõ ràng trong quá trình thi công
- Bước 8 thì chắc chắn chủ nhà/ chủ đầu tư không thể không tham gia được.
.
Chúc cho các Quý khách hàng, các gia đình đang chuẩn bị xây nhà, hoàn thiện nhà sẽ tìm được đơn vị thi công uy tín, chất lượng và triển khai công việc thi công một cách suôn sẻ để có được công trình như mong muốn.
Tư vấn: KTS Bùi Việt Hoài - GĐ Công ty CP Kiến Trúc A Cộng