Biophilic Design là gì?
Acong.vn _ Biophilic Design (Thiết kế ưa sinh học) về bản chất không chỉ là đưa cây xanh vào không gian mà còn là tái hiện cảm giác thiên nhiên ngay trong ngôi nhà, kết nối không chỉ về thị giác mà còn là xúc giác, thính giác, vị giác và khứu giác về môi trường tự nhiên. Tất cả điều đó giúp chữa lành cho con người và đưa con người trở về đúng với bản chất là một sinh vật, mà sinh vật thì cần hệ sinh thái. Bài viết giới trích 1 số quan điểm cơ bản và lý giải của NTK Oliver Heath – người sáng lập Oliver Heath Design về Biophilic Design:
Trái Đất đang ngày càng nóng lên, biến đổi khí hậu là thực trạng đã và đang xảy ra chứ không còn ở tương lai nào nữa. Tất cả những vấn đề trên là do con người đã mất kết nối với thiên nhiên, với hệ động, thực vật. Ở Anh, hơn 90% dân số sử dụng các thiết bị công nghệ và họ bị phụ thuộc vào chúng, con người giờ đây dành thời gian trong nhà và có cảm giác stress nhiều hơn bao giờ hết, vì họ không thấy được mối quan hệ giữa kiến trúc – năng lượng – thực vật – động vật – con người. Con người luôn muốn và ngày nay càng cần kết nối với thiên nhiên để cân bằng lại cuộc sống.
Có 3 nguyên tắc cốt lõi của Biophilic Design – Kiến trúc ưa sinh học
1. Kết nối một cách trực tiếp: Khi nhắc đến Biophilic Design mọi người thường nghĩ ngay tới cây xanh. Đúng nhưng chưa đủ. Thiên nhiên thì có cả mặt nước, ánh sáng tự nhiên, gió trời, đất, sỏi, gỗ, đá tự nhiên, màu sắc,…
2. Tạo ra được bầu không khí: Điều quan trọng hơn cả việc sử dụng cây xanh là chúng ta tạo ra một bầu không khí thiên nhiên, được cảm nhận thông qua đa giác quan. Màu sắc, hoa văn, vật liệu tự nhiên cũng đóng góp rất nhiều. Giờ đây chúng ta có thêm cả các thiết kế lấy cảm hứng từ hệ sinh thái, các công nghệ mới hiện nay cũng giúp đỡ con người rất nhiều.
3. Tạo ra một nơi chữa lành ngay tại nhà: Chúng ta cần thực tế rằng không phải lúc nào cũng có các kỳ nghỉ. Mọi người để đầu óc mệt mỏi trong vòng 10 tháng và đi nghỉ mát 2 tháng còn lại để xả hơi. Đó là một lựa chọn không hay cho lắm. Thay vào đó, hãy biến không gian sống của mình, đôi khi chỉ cần một vài góc nhỏ để chữa lành, nghỉ ngơi và kết nối với thiên nhiên là đã đủ.
Nguồn: Dezeen
Ảnh: Kiến Trúc A Cộng